Trào ngược dạ dày và các bệnh viêm dạ dày khác.

386 lượt xem

 

 I. KHÁI QUÁT BỆNH LÝ

  Ngày nay viêm dạ dày không đơn thuần và dễ chữa như xưa. Không những không có triệu chứng đặc hiệu, không đau … mà còn kèm theo trào ngược dạ dày, trào ngược dịch ruột …. Viêm cũng vậy, không chỉ có viêm mạn tính, viêm cấp tính mà còn viêm teo niêm mạc, chuyển sản ruột, dị sản ruột ở dạ dày .v.v.. Tôi đã viết theo từng bài khác nhau, xin xem ở bên dưới. Trong khuôn khổ bài này, tôi viết tổng hợp cho gọn và dễ hiểu nhất có thể theo từng thể bệnh khác nhau để mọi người tham khảo.

Nhiều người nghe nói đến viêm nhưng không hiểu viêm là gì. Vậy hãy tìm hiểu đôi chút về viêm.

1. Viêm là gì?

   Viêm là phản ứng bảo vệ bình thường của cơ thể trước các tổn thương. Viêm xảy ra khi các đại thực bào và bạch cầu chiến đấu để bảo vệ cơ thể khỏi bị tổn thương, nhiễm trùng hay bệnh tật. Ví dụ như nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc vi-rút. Hoặc khi cơ thể bị thương,  bị căng cơ khi hoạt động, cơ bị đau, sưng và viêm.

   Chức năng của viêm là loại bỏ nguyên nhân làm tế bào tổn thương, dọn sạch các tế bào chết và mô bị tổn thương từ chấn thương ban đầu và trong quá trình viêm, giúp các mô hồi phục.

   Nếu không có phản ứng viêm thì cơ thể khó có thể được chữa lành. Do đó viêm còn được gọi là miễn dịch bẩm sinh.

2. Các triệu chứng của bệnh lý viêm gồm:

-  Sưng.

-  Nóng.

-  Đỏ.

-  Đau.

-  Mất hoặc giảm chức năng

3. Tính chất của viêm.

 -  Việc tập trung bạch cầu và sự giãn mạch giúp bạch cầu di chuyển gây sưng, nề.

-   Việc tập trung hồng cầu, tăng chuyển hóa tại chỗ gây nóng, đỏ, có thể sốt.

-  Sưng nề gây chèn ép thần kinh và việc kích thích lên các đầu mút thần kinh gây đau, nó cũng nhằm thông báo cho hệ miễn dịch nhận biết vùng tổn thương.

-   Đôi khi với một số bệnh tự miễn như viêm khớp hay viêm ruột nhất định, hệ miễn dịch của bạn lại tấn công chính những tế bào khoẻ mạnh của cơ thể. Hoặc trong một số bệnh tự miễn, hệ thống miễn dịch tác động trên da dẫn đến phát ban. Ở loại khác, nó tấn công các tuyến gây ảnh hưởng đến lượng hormone trong cơ thể. Dẫn đến ảnh hưởng chức năng.

4. Viêm được phân thành hai thể chính:

-   Viêm cấp tính thường xảy ra trong thời gian ngắn, tính chất mạnh. Sẽ hết  sau 2 tuần hoặc ít hơn. Các triệu chứng xuất hiện nhanh chóng. Viêm cấp tính giúp phục hồi cơ thể bạn về trạng thái trước khi bị tổn thương hay bệnh tật.

-   Viêm mạn tính thường nhẹ hơn và tính chất viêm ít nặng hơn, có thể kéo dài trên 2 tuần hoặc lâu hơn. Nó có thể xảy ra ngay cả khi không có tổn thương và không phải lúc nào cũng hết khi bệnh tật hoặc vết thương được chữa lành. Viêm mãn tính có liên quan đến bệnh tự miễn và stress kéo dài.

II. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VÀ TRIỆU CHỨNG

1. Theo y học cổ truyền

  Vị - dạ dày là bể chứa, là nơi chưng cất tiêu hóa của đồ ăn thức uống “ thuỷ cốc “, là nguồn gốc hoá sinh của khí huyết đồng thời là phủ đa khí đa huyết, ưa thông mà ghét ứ trệ nên bệnh ở vị không chỉ ảnh hưởng đến khí mà còn ảnh hưởng đến huyết gây nên bệnh khí trệ huyết ứ.

  Bệnh tuy thuộc vị nhưng lại quan hệ chặt chẽ với tỳ và can, can tàng huyết, vị chủ thu nạp làm chín nhừ thức ăn. Can thuộc mộc, vị thuộc thổ, mộc luôn khắc thổ để giữ thế cân bằng, nhưng nếu can mất điều đạt thì vị khí uất trệ làm cho huyết hành không được nên sinh đau.

  Tỳ thống nhiếp huyết, chủ vận hoá, tương quan biểu lý với vị, một thăng một giáng cùng với vị để hoá sinh khí huyết. Nếu tỳ khí hư nhược, vận hoá kém, thăng giáng thất thường gây nên chứng khí – huyết uất trệ ở vị gây chứng đau dạ dày.

 Thời kỳ đầu, đa phần bệnh thuộc khí, thời kỳ sau thường bệnh chuyển đến huyết. Nên đông y cho rằng bệnh mới sinh chữa ở khí, bệnh lâu ngày phải chữa cả khí và huyết.

Do vậy đông y thường chia làm nhiều thể bệnh khác nhau để chẩn đoán và điều trị

2. Khương Phúc chia ra các nhóm dễ hiểu như sau:

   Ngày xưa rất ít người bị viêm loét dạ dày. Ai mắc thường rất đau, người bệnh mệt mỏi, gầy yếu cho nên cả làng ai cũng biết.

   Ngày nay tỷ lệ viêm loét dạ dày rất cao, lại không có triệu chứng, chỉ khi bị trào ngược tức ngực, khó thở hay sụt cân không rõ nguyên nhân mới đi khám bệnh khác rồi phát hiện viêm dạ dày. Cho nên cả làng giờ bị viêm dạ dày mà không ai biết. Do vậy triệu chứng không còn là dấu hiệu cụ thể để chẩn đoán nữa.

2.1. Trào ngược dạ dày:

   Trào ngược dạ dày là một rối loạn chức năng, nó có thể xảy ra cùng với tất cả các thể bệnh khác nhau. (Xem ở bài chuyên mục riêng bên dưới).

Qua kinh nghiệm điều trị, kết hợp giữa y lý y học cổ truyền và y học hiện đại, tôi định nghĩa bệnh trào ngược dạ dày như sau: “Trào ngược dạ dày khởi phát là những rối loạn chức năng tiêu hóa, sau đó tiến triển nặng hơn là tổn thương chức năng của đường tiêu hóa, là hậu quả của tình trạng ngộ độc tiêu hóa mạn tính. Cũng như nôn, trớ - trào ngược dạ dày là một phản ứng bảo vệ của cơ thể nhằm loại trừ tác nhân có hại đối với cơ thể mà trực tiếp là đường tiêu hóa trên, nhưng do dịch trào lên chứa acid, dịch tụy, dịch mật ..... làm tổn thương họng, thực quản”.

Triệu chứng và tác hại của trào ngược dạ dày:

-  Ợ chua, ợ nóng, nuốt khó, nuốt đau, vướng họng, nghẹn tức, khô họng, tức ngực, khó thở, có khi viêm họng - ho, có người bị viêm thanh quản - khản tiếng, có người bị viêm hoặc loét ở gốc lưỡi v.v..... là dấu hiệu cơ bản của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

  Trào ngược dạ dày làm mất ăn, mất ngủ ảnh hưởng cuộc sống, nặng thì dẫn đến barrett thực quản => ung thư thực quản thì ai cũng biết. Nhưng có một số điều sau đây thì ít người biết:

- Trào ngược gây ho: là do ợ hơi hoặc ợ dịch gây viêm họng dạng dị ứng niêm mạc mà gây ho. Có thể có viêm họng hoặc không, nhưng tổn thương thì chắc chắn có.

- Tức ngực, khó thở có thể đau vùng trước tim: không phải do bệnh ở tim, phổi mà do kích thích thần kinh phế vị, co thắt trung thất gây tức ngực khó thở, cơ chế có thể giống với người bị hen phế quản, cũng có thể do dịch trào lên xâm lấn vào phế quản. Đau vùng trước tim đa phần do trào ngược và viêm dạ dày làm hấp thu kém, ăn ngủ kém, tinh thần sa sút làm suy nhược cơ thể dẫn đến thiếu máu cơ tim làm đau vùng trước tim (cơ năng).

- Trào ngược làm viêm khoang miệng, có người loét lưỡi, rát lưỡi, có người nứt lưỡi, rêu lưỡi dày bẩn, hôi miệng. Có người bị mòn chân răng, ê răng, viêm nướu, mỏi hàm (đa phần là 2 góc hàm dưới), có thể bị viêm đau dây thần kinh số 5 mà đau răng, đau lên đầu, thái dương, có khi đau như điện giật.

2.2. Viêm trợt – loét:

-  Viêm trợt niêm mạc: thường xảy ra ở người có tăng tiết dịch vị. Bệnh nhân thường đau nhiều hoặc rất đau. Nóng vùng thượng vị, ợ cay, ợ nóng do thừa acid. Thường xảy ra cấp tính như người bị nhiệt miệng. Viêm trợt niêm mạc dạ dày cũng được coi như là một dạng khác của loét nông chỉ là mức độ nhẹ hơn mà thôi.

- Loét: bao gồm loét nông, loét sâu, đa ổ loét, là tình trạng viêm trợt tiến triển kéo dài có thể kết hợp vi khuẩn HP hoặc loét cấp tính do sử dụng Corticoid hay kháng viêm giảm đau khác.

   Tỷ lệ loét tá tràng cao hơn ở dạ dày vì tá tràng bị men tiêu hóa của tuyến tụy xâm thực, nhất là men  proteinase hay peptidase hủy hoại cấu trúc protein niêm mạc khi có tổn thương bề mặt.

   Khi điều trị phải kết hợp với triệu chứng của bệnh: có trào ngược không? Có đau nhiều không? Có nóng nhiều không? Có đầy bụng không? Ăn uống thế nào? .v.v….

   Điều trị cần phải kết hợp chữa triệu chứng và thêm kháng viêm, chống loét, sinh cơ nhiều để tăng khả năng làm lành vết thương.

2.3. Viêm xung huyết

  Viêm xung huyết thường xảy ra ở hang vị, tiền môn vị và nhiều nơi khác:

Là tình trạng viêm kết hợp máu tập trung dày đặc tại chỗ, đông y gọi là huyết ứ, làm ức chế và ảnh hưởng chức năng của vùng viêm, gây đau.

+ Cấp tính: thường xảy ra ở người có tăng tiết dịch vị. Bệnh nhân thường đau nhiều hoặc rất đau. Theo quan điểm của tây y thì viêm dạ dày xung huyết là do tăng áp lực tĩnh mạch cửa (tĩnh mạch cửa gan đưa các chất hấp thu từ ống tiêu hóa dưới cơ hoành về gan) nên khi có trở ngại nào đó trong lưu thông máu về gan gây nên tăng áp lực ở đây dẫn đến xung huyết các tĩnh mạch phía trước. Nhưng trên thực tế hình ảnh xung huyết niêm mạc dạ dày luôn đỏ và có xu hướng phù nề các mao mạch và bệnh nhân luôn có các dấu hiệu của thừa acid.

   Khi thừa acid quá mức, chức năng của tỳ vị âm bị thương tổn, bệnh nhân sẽ có cảm giác nóng bụng, đói bụng mà không muốn ăn, dẫn đến hao gầy. Đông y gọi là vị âm hư.

+ Mạn tính: Có thể diễn biến sau quá trình viêm cấp tính, không còn tình trạng thừa acid nữa nhưng các tổ chức viêm không hồi phục. Hoặc ở một số người bị viêm, khi đó cơ thể sẽ có phản ứng chống viêm dẫn đến bạch cầu tập trung thực bào vùng viêm nên hình ảnh thường không đỏ nhiều. Bệnh nhân cũng ít đau hoặc không đau.

   Khi điều trị ngoài kết hợp chữa triệu chứng phải tăng cường hành khí, hoạt huyết tiêu viêm nhiều mới khỏi.

2.4. Viêm phù nề

  Là tình trạng vùng viêm bị phù nề như ứ nước, diện tích thường rộng, bệnh nhân không đau mà thấy đầy bụng, ăn chậm tiêu do niêm mạc dạ dày bị giảm tiết acid hoặc rối loạn tiết dịch, đồng thời khả năng tiết dịch nội tiết ở vùng hang vị bị giảm cho nên tiêu hóa, hấp thu không tốt. Bệnh nhân thường đi cầu phân mềm, nát. Đông y gọi là thấp ở trường vị. Nếu thiếu acid quá mức sẽ tương ứng với chứng tỳ vị hư hàn.

   Điều trị phải kiện tỳ hòa vị, ôn trung hóa thấp mới khỏi.

2.5. Viêm teo niêm mạc:

  Những loại viêm trên chỉ là bệnh thông thường. Ngày nay bệnh dạ dày còn phức tạp hơn nhiều. Viêm thô, viêm sần, viêm teo, chuyển sản, dị sản … là những bệnh thoái hóa, khó chữa và dễ sinh biến chứng (Xem ở các bài chuyên mục riêng bên dưới).

  Viêm teo niêm mạc không phải là dạ dày bị teo nhỏ mà là tình trạng teo đét cấu trúc niêm mạc, thoái hóa tế bào niêm mạc dạ dày. Nhiều người còn nhầm lẫn.

  Thoái hoá cấu trúc niêm mạc dạ dày gồm những thay đổi về hình thái lớp biểu mô, lớp đệm, lớp tuyến và hiện tượng phì đại, xơ teo, dị sản niêm mạc dạ dày. Bằng kính hiển vi điện tử ,người ta có thể phát hiện những biến đổi siêu cấu trúc nhân, nguyên sinh và màng tế bào trong quá trình thoái hoá.

  Từ những biến đổi cấu trúc nhân tế bào, nguyên sinh và màng tế bào dẫn đến rối loạn chức năng dạ dày trong quá trình thoái hoá.

  Người ta cho rằng: thoái hoá niêm mạc dạ dày càng nặng thì tỉ lệ ung thư dạ dày càng cao. Cho nên viêm teo niêm mạc cũng được xếp vào tiền ung thư.

2.6. Chuyển sản ruột, dị sản ruột ở dạ dày.

  Theo tây y, chuyển sản ruột hay chuyển sản tế bào ruột là hiện tượng các tế bào trên dạ dày đã thay đổi hình thái và cấu trúc để trở thành một loại tế bào có hình thái và cấu trúc tương tự tế bào ruột. Chuyển sản ruột thường xuất hiện nhiều nhất ở dạ dày, cũng có khi ở thực quản. Vì là chuyển sản tế bào ruột nên nó không xảy ra ở hành tá tràng, tá tràng.

   Theo tây y dị sản ruột ở dạ dày là tình trạng tiếp theo của viêm teo niêm mạc dạ dày. Khi tế bào niêm mạc dạ dày bị teo nặng, không đủ khả năng tiết acid, làm cho độ pH trong dạ dày tăng lên nghĩa là giảm tiết acid, thiếu acid, khi đó niêm mạc ruột sẽ phát triển không hoàn chỉnh ở dạ dày. Khi đã bị dị sản ruột ở dạ dày tức là bệnh nhân đã tiến gần tới ung thư dạ dày.

   Theo thống kê tỷ lệ hình thành ung thư dạ dày hằng năm ở người có teo niêm mạc dạ dày là khoảng 0,1%, dị sản ruột là 0,25%, nghịch sản nhẹ 0,6% và nghịch sản nặng là 6%. Do đó, khi bệnh nhân đã bị dị sản ruột cần phải theo dõi chặt chẽ để can thiệp sớm.

III. BÀI THUỐC:

Qua kinh nghiệm điều trị lâu đời bệnh đau dạ dày, đông y gia truyền Khương Phúc sở hữu phương dược gia truyền đặc hiệu để chữa khỏi bệnh viêm loét dạ dày, viêm teo, chuyển sản, dị sản, viêm thực quản trào ngược. Sự đặc hiệu là ở phương dược không phải ở pháp điều trị.

Bình vị chỉ viêm tán chữa trị tận gốc bệnh viêm loét thực quản dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, cả thực chứng – do thừa acid và hư chứng do viêm dạ dày mạn tính.

Chú ý: Trào ngược dạ dày, viêm teo, chuyển sản hay dị sản tế bào sẽ khỏi trước. Các tế bào sẽ tái tạo từ từ thành viêm đơn thuần lành sau. Barrett thực quản khỏi dần theo trào ngược do thuốc tác động gián tiếp.

1. Khám bệnh:

Trước khi khám bệnh hoặc mua thuốc, bệnh nhân cần phải có 1 trong các thông tin sau :                                                     

-         Kết quả nội soi hoặc X quang .

-         Kể được triệu chứng bệnh .

-         Xem được mạch .

Tốt nhất là có được đầy đủ các thông tin trên. Để chữa bệnh đạt hiệu quả cao nhất chúng ta cần khám được chính xác bệnh lý của từng người kết hợp với kết quả nội soi.

Có hai cách khám:

- Khám trực tiếp bằng xem mạch: Bệnh nhân không kể bệnh trước mà được tôi khám chẩn đoán xong mới đem kết quả nội soi ra so sánh sẽ khách quan và chính xác hơn. Cách này tốt nhất vì khám được nội tại bệnh lý cũng như những bệnh khác nếu có.

- Khám qua điện thoại hay còn gọi là khám từ xa, áp dụng cho những người ở xa không đến được. Cách này bệnh nhân cần cung cấp chính xác kết quả nội soi gần nhất và mô tả rõ triệu chứng bệnh, tôi sẽ hỏi cụ thể để đưa ra chẩn đoán tốt nhất áp dụng cho điều trị.

- Sau khi uống hết thuốc bệnh nhân nên đến khám lại hoặc gọi điện tới để tôi tư vấn cụ thể. Sau đó khi đã khỏi có thể đi nội soi lại để yên tâm về kết quả điều trị.

- Tôi không thu tiền khám bệnh.

2. Mua thuốc:

Khương Phúc với phương châm điều trị:

-  Chữa khỏi bệnh càng nhanh càng tốt để giải thoát nỗi đau của bệnh tật cho bệnh nhân.

-  Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người bệnh.

-  Chi phí thấp nhất có thể.

Bài thuốc đã được tinh chế cho từng thể bệnh khác nhau. Mỗi đơn thuốc có 3 liệu trình cũng là thuốc khác nhau, ai tinh thì khi uống sẽ thấy. Vì vậy hãy uống đúng như tờ hướng dẫn kèm theo.

Giá cho mỗi đơn thuốc:

-  1 Đơn nguyên điều trị theo bài từ xưa có: (3 liệu trình 1 + 2 + 3  uống 37 ngày). Ngày nay bệnh khó chữa hơn nên tôi ít dùng. Giá : 1.200.000đ. 

-  1 Đơn kép: mỗi đơn có 4 liều và lượng thuốc cũng nhiều hơn, tác dụng bằng 2 đơn 3 liều, uống 54 ngày sẽ nhanh và tiêt kiệm kinh phí cho bệnh nhân hơn. Giá: 1600.000đ. 

- Thuốc để chữa viêm teo, dị sản, chuyển sản ruột, barrett thực quản .... là loại riêng. Mỗi đơn có 4 liều, uống 54 ngày. Giá: 2 triệu đồng.

+ Trào ngược dạ dày được chế sẵn trong tất cả các đơn thuốc, vì trào ngược rất phổ biến và chỉ là một yếu tố kèm theo, nên tôi không tách riêng.

* Thành phần: Hương phụ, Chỉ xác, Mộc hương, Uất kim (dái nghệ vàng), Ô tặc cốt, Cam thảo và cao từ các dược liệu khác  nên an toàn.  Tỷ lệ khỏi trên 99%. Uống thuốc này còn tốt cho sức khỏe và chức năng gan thận.

-  Bệnh nhân ở xa có thể nhờ người nhà lấy hộ là tốt nhất . Trường hợp đặc biệt mới gửi thuốc qua bưu điện. Nhận được thuốc mới trả tiền (COD).

 Thuốc chỉ có ở tại phòng khám, không có đại lý hay cơ sở khácBệnh nhân nên đến khám hoặc liên hệ trực tiếp tránh mua online hoặc bị giả mạo.   

IV. TÍNH NĂNG TÁC DỤNG CỦA BÀI THUỐC:

Đây là thuốc chữa nguyên nhân, không phải thuốc chữa triệu chứng. Nguyên nhân bớt đến đâu, triệu chứng bớt đến đấy.

 Do dược lực của bài thuốc rất mạnh, vừa kháng viêm của thuốc kết hợp kháng viêm tự miễn, vừa hồi phục chức năng vừa thải độc nên trong khi điều trị có lúc như là đã khỏi, có lúc lại như bệnh tăng lên, chỉ đến khi không còn triệu chứng gì, ăn ngon miệng hấp thu tốt thì mới khỏi, ai cũng tự theo dõi được.

-         Hồi phục chức năng hay còn gọi là hành khí nghĩa là làm thông chức năng tiêu hóa, lý khí nghĩa là đưa khí về tạng phủ, hồi phục chức năng tiêu hóa cho nên khi uống thuốc sẽ có tác dụng cân bằng tiết dịch vị, acid, enzym tiêu hóa hay nhu động đường tiêu hóa .v.v... nên khi uống thuốc sẽ thấy giảm hoặc hết đau, nóng rát, ợ hơi, trào ngược hay đầy bụng, đi ngoài dễ hơn, có thể thấy sôi bụng, ăn ngon hơn hoặc thấy hồi phục đau ở người không đau .v.v….

-         Thải độc thấy rõ ở những người bệnh lâu năm hoặc trào ngược dạ dày (trào ngược dạ dày là quá trình bị ngộ độc tiêu hóa mạn tính) như: thực tích đầy bụng lâu ngày gây nhiễm độc tiêu hóa khi uống thuốc sẽ thấy sôi bụng, đi ngoài ra phân lỏng nát hoặc kèm theo cục vón đặc biệt là mùi rất khó chịu. Đờm tích ở người bệnh lâu năm, người yếu hay nằm hoặc u uất khi uống thuốc sẽ nôn ra nhiều đờm dãi, những người này thường thấy ở ngay liều 1 hoặc 2. Người có huyết độc (nhiễm độc ở máu) lúc thải độc phân có màu lạ hoặc có khi đen, xám màu .v.v…. nhưng không phải là xuất huyết tiêu hóa, những người này thường thấy ở liều 3 hoặc gần khỏi.

-         Kháng viêm: với tác dụng của thuốc kích hoạt quá trình kháng viêm của cơ thể kết hợp kháng viêm của thuốc nên khi đó sẽ thấy thân nhiệt tăng hơn, máu lưu thông mạnh hơn, bạch cầu tăng để thực bào vùng viêm. Người bệnh sẽ thấy đau, nóng, đầy, ợ hơi hoặc ợ nóng là thế, với người bị viêm trên lớp niêm mạc nông thì cảm giác không nhiều còn với người bị viêm sâu dưới lớp cơ thì sẽ đau nhiều hơn, lâu khỏi hơn, người có diện tích vùng viêm rộng sẽ thấy đau và nóng nhiều hơn…. Người đáp ứng thuốc tốt thì nhanh khỏi, người đáp ứng thuốc chậm thì lâu khỏi. 

 -         Chỉ huyết, sinh cơ: chỉ huyết nghĩa là cầm máu nên khi uống thuốc sẽ ngừng ngay xuất huyết dạ dày chỉ sau 1 lần uống và thường sẽ dừng hẳn sau 1 tuần uống thuốc. Sinh cơ là tái tạo lớp cơ niêm mạc dạ dày ở những người bị viêm teo, dị sản, chuyển sản ruột, viêm trợt, loét, nhất là loét sâu nên khi khỏi không để lại sẹo.   

-          Sau khi khỏi HP cũng hết.

Khỏi trào ngược, hết triệu chứng, không còn viêm loét, ổn định lâu dài. 

BÌNH VỊ CHỈ VIÊM TÁN duy nhất chỉ có ở Đông y gia truyền Khương Phúc, không có đại lý hay cơ sở khác.

   Bài thuốc này đã chữa khỏi cho rất nhiều người từng bị viêm nặng và bị trào ngược dạ dày thực quản khó chữa. Bệnh lý mỗi người mỗi khác, vì vậy cần tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng kèm theo và gọi cho thầy thuốc khi cần tư vấn.

Cám ơn các bạn đã đọc bài. Nếu thấy hay xin chia sẻ để lan tỏa thông tin hữu ích. Sau khi uống thuốc này khỏi bệnh hãy giới thiệu cho mọi người làm Phúc. Nếu chưa khỏi bệnh xin đừng vội giới thiệu. Nếu chưa hài lòng xin gửi lại thuốc cho phòng khám để được trả lại tiền (không bóc gói thuốc). Vui lòng gọi cho phòng khám để góp ý và để thầy thuốc tư vấn cụ thể.

Phòng khám chuyên khoa YHCT Khương Phúc trân trọng cám ơn!

                     

                              "Sức khỏe là tài sản vô giá "

                                        Chúc các bạn sức khỏe và hạnh phúc !                                                  

                                                   Lương y - dược sĩ : Vũ Ngọc Khương.

 

Bài viết liên quan

0903 288 009

phone