Sơ cứu kịp thời bệnh nhân Đột quỵ - tai biến mạch máu não

1167 lượt xem

Tai biến mạch máu não (đột quỵ) là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết. Do đó, người bị đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức, thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí là tử vong. Hầu hết những người sống sót sau cơn đột quỵ đều có sức khỏe suy yếu hoặc mắc các di chứng như: tê liệt hoặc cử động yếu một phần cơ thể, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, thị giác suy giảm..

Nguyên nhân gây tai biến mạch máu não (đột quỵ) là do sự bất ổn của tuần hoàn máu não.

Có 2 loại đột quỵ là đột quỵ do thiếu máu và đột quỵ do xuất huyết

- Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Chiếm đa số trên tổng số các ca bị đột quỵ hiện nay. Đây là tình trạng đột quỵ do các cục máu đông, các mảng xơ vữa, làm tắc nghẽn động mạch, còn gọi là nhồi máu não, cản trở quá trình máu lưu thông lên não. Một số ít là do các khối u trong não lớn dần gây chèn ép.

Triệu chứng: thường diễn ra từ từ, nhanh cũng phải vài giờ, chậm phải vài ngày hoặc lâu hơn. Bệnh nhân có thể thấy tiếng nói không tròn, mặt chảy hoặc méo dần, cơ lực ở ½ thân giảm dần, chân tay yếu dần, đau đầu, đi lại loạng choạng ….. với triệu chứng nặng dần.

Trường hợp này dễ phát hiện và có đủ thời gian đến bệnh viện.

- Đột quỵ do xuất huyết: Đột quỵ do xuất huyết là tình trạng mạch máu đến trong não bị vỡ khiến máu chảy ồ ạt gây xuất huyết não. Nguyên nhân khiến mạch máu vỡ là do thành động mạch mỏng yếu hoặc xuất hiện các vết nứt, kết hợp cơn tăng huyết áp.

Triệu chứng: thường diễn ra đột ngột, đau đầu, liệt chi ở ½ thân, có khi nói ngọng hoặc cấm khẩu, đại tiểu tiện ra quần không tự chủ, liệt mặt …. Cho nên nhiều người đột nhiên bị ngã rồi bất tỉnh, không nên cho rằng ngã xuống mới bị tai biến mà là do bị tai biến gây liệt, mất thăng bằng mới ngã.

Trường hợp này rất nặng, dễ nguy hại đến tính mạng và có ít thời gian đến viện, hay để lại di chứng.

- Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải cơn thiếu máu não thoáng qua: Đây là tình trạng đột quỵ nhỏ, dòng máu cung cấp cho não bộ bị giảm tạm thời. Người bệnh có những triệu chứng của đột quỵ nhưng chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn, thường kéo dài khoảng vài phút. Đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà người bệnh cần lưu ý để phòng tránh.

Trường hợp này có thể gặp ở người thiếu máu, huyết áp thấp, tiểu đường, mỡ máu ……

Cần chú ý các dấu hiệu cơ bản của bệnh đột quỵ để phòng và điều trị kịp thời:

- Về tri giác: đau đầu, giảm trí nhớ, khó nhận thức, lẫn hoặc mất hẳn tri giác …

- Về thị lực: giảm thị lực, nhìn mờ ….

- Về cơ lực: giảm cơ lực ở vùng đầu mặt cổ như má chảy xệ, khó nuốt, nói ngọng, mất tiếng…. Đặc biệt ở chân và tay ½ bên đối diện tổn thương não làm giảm cơ lực yếu dần hoặc liệt đột ngột.

- Về bài tiết: đại tiểu tiện không tự chủ …

Hướng dẫn sơ cứu và điều trị

Đối với bệnh nhân đột quỵ, cấp cứu kịp thời là biện pháp tích cực nhất đối với người bệnh. Nhất là với thể xuất huyết não, xảy ra ở bất cứ đâu. Có nhiều cách sơ cứu nhưng còn phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.

Tôi xin nêu một cách đơn giản nhất trong khi không có dụng cụ gì, ai cũng làm được khi gặp người bị đột quỵ mà không làm ảnh hưởng đến họ, trong khi chờ xe cấp cứu đến.

- Để bệnh nhân nằm yên tại chỗ, không di chuyển (không làm tăng nguy cơ xuất huyết thêm).

- Dùng đầu ngón tay bấm mạnh vào huyệt nhân trung của người bệnh, nếu thêm chút dầu gió càng tốt, bấm vài lần đến khi họ tỉnh lại.

- Bấm, day thêm huyệt thái dương, huyệt ế phong – chỗ lõm sau dái tai, xoa thêm dầu gió vào huyệt để trừ phong tà.

Thông thường chỉ làm như vậy bệnh nhân đã tỉnh. Nếu lạnh thì đắp thêm chăn, áo cho ấm. Để yên như vậy chừng nửa giờ thì có thể từ từ ngồi dậy, có thể bị đại tiểu tiện ra quần. Có thể đến bệnh viện để điều trị thêm.

Tôi đã trực tiếp sơ cứu cho mấy ca đột quỵ, bất tỉnh như thế, bệnh nhân bình phục ngay ngày hôm sau, không để lại di chứng.

Ngay cả bố tôi cũng bị đột quỵ, được tôi cấp cứu kịp thời đã hiệu quả ngay. Mọi người gặp bố tôi không ai biết rằng ông cụ đã bị tai biến vào mùa đông năm 2010, bất tỉnh, đại tiểu tiện ra quần mà không có di chứng nào cả.

Bài thuốc điều trị di chứng:

Địa long (giun đất). mua về, rửa sạch bằng rượu, sau thêm gừng tươi giã nát tẩm vào rồi phơi hoặc sấy khô, tỷ lệ gừng tươi  bằng 1/10 địa long. Cho gừng để thơm và dễ hấp thu.

Sau đó sao địa long cho vàng như làm ruốc, giã hoặc tán bột để dùng.

Liều dùng mỗi lần 10 – 12 gram có thể trộn mật ong để uống. Ngày 2 lần sáng và chiều tối. Nên mỗi lần làm độ nửa cân là vừa. Có tác dụng làm tan máu đông, huyết ứ, làm máu lưu thông tốt hơn là cơ sở để hồi phục tổn thương.

Ngày nào cũng uống như vậy cho đến khi đạt kết quả thì thôi. Thực tế tôi hướng dẫn cho người nhẹ thì uống hết 2 kg là khỏi. Người nặng hơn sau 2 tháng đã tiến triển đáng kể. Người nằm liệt uống hơn một năm thì cũng tự vận động được.

Một số người cho rằng bài thuốc này có một vị Địa long tính hàn thì không thể áp dụng rộng được. Xin trả lời: đây là bài thuốc có 3 vị hẳn hoi, gừng tính ấm nóng vừa để dễ tiêu hóa Địa long, vừa làm giảm tính hàn của Địa long. Rượu cũng vậy còn tăng tác dụng dẫn thuốc. Chế như vậy Địa long không hàn cũng không nhiệt, cũng không làm tăng huyết áp, mới dùng được.

Chú ý kết hợp theo dõi huyết áp, mỡ máu hoặc tiểu đường kèm theo.

Với người bị cấm khẩu hoặc nói ngọng thì sắc nước bồ kết rửa lưỡi, đồng thời cho uống nước bồ kết (uống từ từ) để thông đại tiện vì trường hợp này thường hay bí đại tiện. (bồ kết nướng vàng trước khi dùng). 

Những người không có chuyên môn thì nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho bệnh nhân để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Chúc mọi người nhiều sức khỏe!

Lương y Vũ Ngọc Khương.

 

0903 288 009

phone