Những điều cần biết khi sử dụng thuốc Bình vị chỉ viêm tán.

1003 lượt xem

 

Chào các bạn!

Trước hết tôi là thầy thuốc, không phải nhà kinh doanh, tôi chỉ có chuyên môn chứ không có khả năng maketing nên  những thông tin chuyển đến các bạn không ngoài mục đích hiểu thêm về tính năng tác dụng của bài thuốc Bình vị chỉ viêm tán cũng như bệnh lý, giúp cho quá trình chữa bệnh được tốt hơn.

Ai cũng biết bệnh đau dạ dày có rất nhiều nguyên nhân, phụ thuộc nhiều yếu tố, thuốc cũng có vô vàn các loại, từ dễ đến khó vô cùng phức tạp.

Đối với những trường hợp được gọi là đau dạ dày (mới bị hoặc không khó chữa lắm) thì khi uống thuốc bệnh giảm rất nhanh thường thấy ở một số loại thuốc bán trên thị trường hay như khi uống thuốc Bình vị chỉ viêm tán này chẳng hạn, có khi chỉ sau 1 lần uống đã thấy giảm đau, bụng đầy đã xẹp hẳn, ợ hơi cũng bớt .v.v…. là do thuốc tác động phần khí (hành khí giải uất) nên chỉ uống hết 1 tuần có thể đã như là khỏi không còn bất kể triệu chứng gì, nhưng thực chất là chưa khỏi mà phải uống hết tối thiểu 1 đợt 3 liều mới khỏi. Vì tác dụng kháng viêm chống loét và ổn định lâu dài lại chủ yếu ở các liều sau.

Thế còn những trường hợp nặng thì sao? Có người viêm/loét toàn bộ dạ dày, thực quản, tá tràng. Có người xuất huyết dạ dày, có người nôn liên tục, có người trào ngược gây ho, tức ngực khó thở. Có người nóng rát như xé ruột, có người đau quặn từng cơn, có người rất đau thường xuyên, có người lại không đáp ứng thuốc tây và cả một số thuốc đông y, uống vào lại đau hoặc nôn hoặc dị ứng….. có người chỉ viêm mạn tính nhưng tiêu hóa hấp thu bị suy giảm tồi tệ …. bình vị chỉ viêm tán

Các bệnh lý liên quan khác đơn cử như có người tức ngực khó thở, đau vùng trước tim, thiểu năng tuần hoàn não, đau đầu hoa mắt, mất ngủ, ngủ nông có khi hoang tưởng hay nhầm với bệnh tim mạch hoặc rối loạn tâm thần … có người đầy bụng, đau bụng, đại tiện phân lỏng nát mà khi đi khám được chẩn đoán là hội chứng ruột kích thich, viêm đại tràng …. nhưng không đúng vì gốc của bệnh là ở viêm dạ dày mạn tính.

Tất cả những điều đó đều có liên quan đến bệnh viêm loét dạ dày, nếu căn cứ vào triệu chứng bệnh nhân thường lo sợ rằng mình có quá nhiều bệnh hoặc có người còn tưởng mình sắp chết, chỉ khi khám tìm gốc của bệnh mới hay rằng đều do hệ quả của bệnh đau dạ dày mà ra.

Trên thực tế phải có đến 2/3 số bệnh nhân mà tôi chữa đều có bệnh lý nặng như thế. Tất nhiên khi chữa cho những người này cũng không dễ mà thường khó và phức tạp cả do bệnh lý và tâm lý của họ bởi những người này đã chữa quá nhiều nơi, uống quá nhiều loại thuốc nên thường mất niềm tin vào thầy thuốc, bi quan. Nhiều người sau khi uống hết thuốc theo chỉ định đã không còn đau đớn gì, ăn uống tốt nhưng vẫn không tin là đã khỏi, chỉ đến khi tôi khám lại và tư vấn nếu cần thì đi nội soi lại, cầm kết quả trên tay hoàn toàn đã hết viêm/loét mới thực sự vui mừng biết mình đã khỏi.

Trong mỗi con người chỉ cần có sự thay đổi dù tốt hay xấu cũng làm ta khó chịu ví như huyết áp đang thấp mà tăng lên 10 trị số là thấy bứt rứt liền. Như vậy nên khi chữa cho những người đau dạ dày nặng khi thuốc đạt tác dụng tối đa làm hoạt huyết kháng viêm mạnh lên người bệnh sẽ thấy khó chịu, đau lên … đông y gọi là công bệnh. Thực chất theo y học hiện đại thì khi đó máu dồn đến vùng viêm rất nhiều, bạch cầu chỗ đó tăng và quá trình đại thực bào diễn ra mãnh liệt để kháng viêm chống loét.

Bài thuốc Bình Vị Chỉ Viêm Tán này được tinh chế từ những loại dược liệu quý, có loại được lên men, có loại được ủ, nấu để đạt hiệu quả cao nhất. Chính vì vậy có nhiều người kể cả khoa nghiên cứu ứng dụng của bệnh viện đã lấy về phân tích, nghiên cứu mà không tìm được công thức cụ thể, bởi vì hoạt chất đã được biến đổi và sự kết hợp các hoạt chất trong quá trình bào chế.

Chữa bệnh tùy duyên, thầy thuốc thì chữa được bệnh nhưng bệnh là của người ta, tiền cũng của người ta, cho họ cũng không cần, mời họ cũng không đắt, chỉ khi nào người bệnh muốn chữa thì họ sẽ tự quyết định. Đơn cử như anh Thụ ở Hồng thuận, Giao thủy, Nam định biết tôi từ 10 năm trước nhưng mới đây sau khi uống nhiều loại thuốc không khỏi, đau quá mới tìm đến tôi chữa và chỉ sau 7 ngày đã không còn đau đớn gì, uống hết đợt là bệnh khỏi.

Tại sao lại gọi là Chữa bệnh tùy duyên, bởi vì theo Lý học phương đông thì khi con người ta có bệnh nhất là bệnh nặng, bệnh lâu dài, bệnh khó chữa đều là nghiệp chướng mà người đó phải mang, chỉ khi nào họ quyết tâm muốn chữa trị (khởi tâm nguyện) thì bệnh sẽ thuyên giảm mà khoa học gọi là “hợp tác trong điều trị” và họ phải chi trả một khoản nào đó (giải nghiệp) mới tiêu trừ hết nghiệp mà không phải trả bằng nghiệp khác. Về phía thầy thuốc cần phải có năng lực chuyên môn (y thuật) tốt và đức độ (tâm thuật) thì mới chữa bệnh mau lành (giải hết nghiệp) cho bệnh nhân mà ta vẫn gọi là “thầy thuốc mát tay” hay “lương y như từ mẫu” là vậy. 

Các bạn thường hay muốn xem những người đã từng chữa bệnh ở đâu đó chia sẻ thông tin, nhưng trên thực tế rất hiếm có người muốn công khai về bệnh lý hay địa chỉ của mình cả, đó là riêng tư của họ, là thầy thuốc càng phải tôn trọng điều đó. Ví như có những bệnh nhân sau khi được tôi chữa khỏi đã giới thiệu cả mấy chục người đến chữa nhưng lại không muốn công khai tên tuổi địa chỉ của mình….

Dạ dày, tiêu hóa để hấp thu dinh dưỡng giúp cơ thể tồn tại nên khi chữa bệnh đường tiêu hóa phải đảm bảo được điều này, do vậy khi chữa thì bệnh nhân không nên kiêng quá nhiều thứ mà chỉ nên kiêng theo hướng dẫn là được, ai nhạy cảm với những món ăn nào khác thì kiêng thêm, không thì thôi.

Sau khi khỏi cũng nên giữ gìn trong ăn uống để cho đường tiêu hóa được ổn định giúp cho bệnh khỏi lâu dài hơn.

TÍNH NĂNG TÁC DỤNG VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI DÙNG THUỐC

BÌNH VỊ CHỈ VIÊM TÁN là bài thuốc đặc trị đã chữa khỏi cho rất nhiều người với các thể bệnh khác nhau gây ra viêm loét từ thực quản đến dạ dày - tá tràng : ợ hơi, ợ chua, trào ngược, trào ngược gây ho, tức ngực, nuốt vướng, đắng miệng, buồn nôn, đau thượng vị, đau xuyên lưng, không đau, nóng rát, sôi bụng, đầy bụng khó tiêu, phân sống, phân nát, xuất huyết đi ngoài phân đen .v.v…

Có các tổn thương thực thể : Viêm trợt, trợt lồi, phù nề, xung huyết, xuất huyết, viêm thô, viêm sần, viêm teo niêm mạc, chuyển sản ruột, dị sản tế bào, có giả mạc hoại tử, loét, loét biến dạng tá tràng .v.v.. viêm , loét toàn bộ từ thực quản đến hết dạ dày - tá tràng. Cấp tính và mãn tính, đều khỏi và khi khỏi không để lại sẹo.                                                                

Do dược lực của bài thuốc rất mạnh, vừa chỉ huyết, sinh cơ, vừa kháng viêm của thuốc kết hợp kháng viêm tự miễn, vừa hồi phục chức năng vừa thải độc nên trong khi điều trị có lúc như là đã khỏi, có lúc lại như bệnh tăng lên, chỉ đến khi không còn triệu chứng gì, ăn ngon miệng hấp thu tốt thì mới khỏi, ai cũng tự theo dõi được.(còn đau là còn viêm, hết đau mới hết viêm).

- Hồi phục chức năng hay còn gọi là hành khí nghĩa là làm thông chức năng tiêu hóa, lý khí nghĩa là đưa khí về tạng phủ, hồi phục chức năng tiêu hóa cho nên khi uống thuốc sẽ có tác dụng cân bằng tiết dịch vị, acid, enzym tiêu hóa hay nhu động đường tiêu hóa .v.v... nên khi uống thuốc sẽ thấy giảm hoặc hết đau, nóng rát, ợ hơi, trào ngược hay đầy bụng, đi ngoài dễ hơn, có thể thấy sôi bụng, ăn ngon hơn hoặc thấy hồi phục đau ở người không đau .v.v….

- Thải độc thấy rõ ở những người bệnh lâu năm hoặc trào ngược dạ dày (trào ngược dạ dày là quá trình bị ngộ độc tiêu hóa mạn tính) như: thực tích đầy bụng lâu ngày gây nhiễm độc tiêu hóa khi uống thuốc sẽ thấy sôi bụng, đi ngoài ra phân lỏng nát hoặc kèm theo cục vón đặc biệt là mùi rất khó chịu. Đờm tích ở người bệnh lâu năm, người yếu hay nằm hoặc u uất khi uống thuốc sẽ nôn ra nhiều đờm dãi, những người này thường thấy ở ngay liều 1 hoặc 2. Người có huyết độc (nhiễm độc ở máu) lúc thải độc phân có màu lạ hoặc có khi đen, xám màu .v.v…. nhưng không phải là xuất huyết tiêu hóa, những người này thường thấy ở liều 3 hoặc gần khỏi.

- Kháng viêm: với tác dụng của thuốc kích hoạt quá trình kháng viêm của cơ thể kết hợp kháng viêm của thuốc nên khi đó sẽ thấy thân nhiệt tăng hơn, máu lưu thông mạnh hơn, bạch cầu tăng để thực bào vùng viêm. Người bệnh sẽ thấy đau, nóng, đầy, ợ hơi hoặc ợ nóng là thế, với người bị viêm trên lớp niêm mạc nông thì cảm giác không nhiều còn với người bị viêm sâu dưới lớp cơ thì sẽ đau nhiều hơn, người có diện tích vùng viêm rộng sẽ thấy đau và nóng nhiều hơn…. Người đáp ứng thuốc tốt thì nhanh khỏi, người đáp ứng thuốc chậm thì lâu khỏi. Thuốc còn chỉ huyết (cầm máu) ngay lần đầu uống và ngưng hẳn sau độ 1 tuần. Sinh cơ là tái tạo lớp cơ niêm mạc nhất là ở người bị viêm teo, dị sản, viêm trợt, loét nên khi khỏi không có sẹo.   

-  Trước đây bệnh viêm loét dạ dày dễ chữa hơn rất nhiều, có người chỉ uống 1 - 2 liều nghĩa là chưa hết 1 đợt điều trị đã khỏi, đa phần chỉ uống 1 đợt (3 liều) hiếm khi phải uống 2 đợt. Nhưng khoảng từ năm 2010 trở lại đây tôi gặp rất nhiều trường hợp kháng thuốc, nhờn thuốc, viêm teo niêm mạc, dị sản, chuyển sản, trào ngược dạ dày nặng nên nhiều người phải uống 2 đợt thuốc có người còn phải uống lâu hơn mới khỏi. Những trường hợp uống hết 1 đợt (3 liều) chưa khỏi, phải uống lâu hơn thường gặp ở:

- Bệnh mạn tính, mãn tính lâu năm, viêm thô, viêm sần, viêm teo niêm mạc, chuyển sản, dị sản … người không có triệu chứng đặc hiệu (viêm câm) bệnh lâu ngày đã uống nhiều loại thuốc, nhờn thuốc, đáp ứng thuốc chậm phải uống ít nhất là 2 đợt trở lên mới khỏi. Bệnh ở hang vị, bờ cong, có khuẩn HP... cũng phải chữa lâu hơn. Nên càng cấp tính đau nhiều càng nhanh khỏi, chỉ uống hết 1 đợt (3 liều) đã khỏi.

- Người stress kéo dài – trầm cảm, người không tin tưởng khi uống thuốc làm đáp ứng thuốc chậm hoặc tự tạo nên kháng thuốc. Người bị tiểu đường, người rối loạn nội tiết hoặc đang điều trị bệnh khác.v.v…  người uống dở chừng hoặc uống không đúng hướng dẫn cũng thường phải uống lâu hơn mới khỏi, hoặc bệnh dễ quay lại hoặc không khỏi.

    Tuy vậy nhưng uống thuốc đến đâu đều thấy thay đổi tốt đến đấy, nghĩa là đã đáp ứng thuốc (gọi là hợp thuốc). Bệnh nhân cần theo dõi và gọi đến Khương Phúc để được tư vấn và yên tâm điều trị.

    Để thuốc có hiệu quả tốt nhất, mọi người không nên uống thêm thuốc khác chữa dạ dày kể cả nghệ, mật ong để tránh làm thay đổi hoặc mất tác dụng của thuốc.

  Nếu cần uống thêm thuốc để chữa bệnh khác thì nên uống cách ra từ 1 đến 2 giờ.

PHÒNG BỆNH

Dựa vào cơ chế bệnh sinh mà có cách phòng bệnh cho đúng, nhất là khi đang uống thuốc và lúc mới khỏi, nên tại sao có người khỏi cả đời không tái phát, có người lại chỉ khỏi được vài ba năm rồi bị lại. Ngày nay ăn uống độc hại nhiều, ung thư tăng cao, nên khi chữa khỏi, dạ dày đã phục hồi, phải nhạy cảm được với những yếu tố kích thích, độc tố nhất là trong khoảng 3 – 6 tháng đầu, có như vậy mới biết được để tránh. Do vậy nên kiêng cữ và phòng bệnh cho đúng để bệnh nhanh khỏi và tránh tái phát.

- Tránh lo nghĩ, căng thẳng thần kinh (stress), thức khuya và mất ngủ kéo dài, tránh ăn uống thất thường, quá no hoặc quá đói, nên sinh hoạt và làm việc hợp lý.

- Hạn chế các loại thức ăn, đồ uống kích thích dạ dày như: ớt, hạt tiêu, mít, dứa, măng,  cà phê, trà đặc, rượu, bia…(ăn măng tươi có thể bị xuất huyết tiêu hóa ). Khi uống thuốc và sau khi khỏi cần phải kiêng chuối xanh, chuối xanh nấu cả đời, vì nhựa chuối gây kích ứng mạnh, dễ tái phát.

- Khi phải dùng thuốc tây điều trị bệnh nào đó phải tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của các thầy thuốc tránh bị kích ứng dạ dày, dẫn đến viêm – loét tái phát.

- Điều trị bệnh phải triệt để. Nếu có dấu hiệu của bệnh cần phải uống thuốc điều trị càng sớm càng tốt để bệnh mau khỏi. Chữa bệnh phải chữa đến khỏi, không chữa đỡ đã dừng vì acid dạ dày xâm thực sẽ làm bệnh tái phát. 

Khi uống thuốc nếu không tuân thủ hướng dẫn và không uống thuốc đầy đủ thì bệnh sẽ không khỏi vừa tốn tiền vừa tốn công vô ích.

 

                                                                                     

                            "Sức khỏe là tài sản vô giá "

                                        Chúc các bạn sức khỏe và hạnh phúc !                                                  

                                                         Lương y : Vũ Ngọc Khương.

 

 

Bài viết liên quan

0903 288 009

phone