Chữa bệnh đau dạ dày dễ hay khó ?

753 lượt xem

 

Chữa bệnh đau dạ dày không dễ nên người ta truyền nhau rằng bệnh này không chữa được. Thực chất dễ hay khó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Có người phải mất nhiều năm đi tìm thầy, tìm thuốc chữa bệnh viêm loét dạ dày mà không gặp. Chữa bệnh tùy duyên, gặp thầy, gặp thuốc còn tùy thuộc cơ duyên và lòng tin, quyết tâm chữa trị của người bệnh. Qua kinh nghiệm khám và chữa trị cho nhiều bệnh nhân từ nhẹ đến nặng, từ dễ đến khó, từ mới đau đến những trường hợp mãn tính lâu năm, tôi xin nêu một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến bệnh lý để mọi người tham khảo

1. Dễ hay khó phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh như:

 - Viêm/loét dạ dày do các kháng viêm giảm đau (NSAID), do uống phải chất ăn mòn như rượu mạnh và nhiều trong thời gian ngắn v.v…bệnh thường cấp tính nên dễ chữa, nhanh khỏi.

- Do tâm lý, căng thẳng thần kinh, ức chế trong cuộc sống (stress kéo dài), diễn biến bệnh phụ thuộc vào tâm lý người bệnh, điều kiện sống, bệnh thường dai dẳng, chữa tương đối khó và có khả năng tái phát nếu không cải thiện cuộc sống.

- Do tổn thương chức năng hệ tiêu hóa (can, đởm, tỳ, vị) làm tăng tiết dịch vị quá mức (hư nhiệt) hay gây trào ngược dịch vị dạ dày, hoặc giảm tiết acid làm dạ dày thiểu toan (hư hàn), các trường hợp này chữa thường lâu khỏi, nếu dùng thuốc kháng acid lâu ngày đều có thể tạo điều kiện cho viêm dạ dày thiểu toan tiến triển và có nguy cơ u limpho tế bào dẫn đến ung thư.

- Do trực khuẩn Helicobacter pylori cần phải uống thuốc kháng sinh hoặc các thuốc có tính chất bài thải vi khuẩn (thường là thuốc nam), để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn tăng nguy cơ gây loét.

- Do một số nguyên nhân khác như nhiễm herpes, lao, chữa cũng khó và lâu khỏi.

- Còn một số nguyên nhân khác ít gặp hơn cũng khó chữa.

2. Phụ thuộc vào thời gian mắc bệnh lâu hay mới:

- Bệnh mới mắc mà chữa ngay thì dù nguyên nhân gì cũng có thể dễ chữa hơn.

- Bệnh để lâu ngày vừa tổn thương sâu vào lớp cơ niêm mạc dạ dày vừa tổn thương chức năng hệ tiêu hóa làm khó chữa hơn.

- Bệnh cấp tính thường dễ chữa và nhanh khỏi hơn.

- Bệnh mạn tính thời gian chữa thường lâu hơn.

- Bệnh mãn tính do mắc lâu năm khi đỡ khi đau lại hay bị tái đi tái lại chữa lâu và khó hơn.

3. Phụ thuộc vào quá trình điều trị:

- Uống thuốc không hết liều làm bệnh chưa khỏi dứt nên bệnh thường tái phát ngay.

- Uống thuốc kháng acid lâu ngày cũng làm lượng acid thấp dẫn đến dễ viêm dạ dày nhiễm khuẩn và hay viêm dạ dày dạng thiểu toan.

- Uống nhiều loại thuốc khác nhau dễ dẫn đến mẫn cảm, nhờn thuốc.

4. Phụ thuộc thái độ của người bệnh:

- Với người viêm/loét dạ dày dạng mạn tính hoặc mới mắc thường có tâm lý coi thường do triệu chứng không rầm rộ, nhất là có người không bị đau nên không chú ý chữa trị, đến khi khám bệnh mới phát hiện thì có khi bệnh đã nặng.

- Với người đã chữa nhiều thuốc không khỏi thường lo sợ, bất an làm bệnh nặng thêm và là hệ lụy cho các bệnh khác tiến triển.

- Với người mắc bệnh lâu ngày chữa không khỏi lại cho rằng bệnh này không chữa khỏi được nên không tin vào thầy thuốc, bi quan, bất cần làm bệnh nặng còn ảnh hưởng đến người thân và gia đình.

- Người có lòng tin và quyết tâm khi điều trị (y học gọi là hợp tác trong điều trị) sẽ đáp ứng thuốc tốt hơn.

- Ngược lại người thiếu lòng tin và không có quyết tâm khi điều trị (bất hợp tác) sẽ khó đáp ứng thuốc, tác dụng giảm, khó hoặc lâu khỏi.  

QUAN ĐIỂM TRONG ĐIỀU TRỊ:

Theo tây y: thường lấy việc khống chế lượng acid làm cơ sở đầu tiên trong điều trị. Thêm thuốc kháng viêm, bảo vệ niêm mạc dạ dày và dùng kháng sinh nếu có vi khuẩn HP. Nhưng dùng thuốc kháng acid lâu ngày lại làm giảm acid dạ dày là tiền đề cho viêm dạ dày nhiễm khuẩn và loạn sản tế bào biểu mô.

Đối với đông y: lại phân ra các thể bệnh tùy theo các nguyên nhân khác nhau mà chữa chủ yếu tập trung vào điều trị chức năng:

-         Thể khí trệ: thường do yếu tố tâm lý căng thẳng, lo âu (stress) tương ứng với giai đoạn đầu khởi phát bệnh, chủ yếu thấy đầy bụng, đau thượng vị, đau lan mạng sườn, lưng, ợ hơi, ợ chua v.v… phải sơ can giải uất – lý khí hòa vị.

-         Thể khí uất hoặc nặng hơn là hỏa uất: là giai đoạn sau của khí trệ, người bệnh thường tăng tiết dịch vị nhiều, đau và nóng rát vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua v.v…. phải sơ can tiết nhiệt hay thanh can hòa vị.

-         Thể huyết ứ: đã có vùng viêm xung huyết, loét hoặc xuất huyết: hư chứng phải bổ huyết – chỉ huyết. Thực chứng phải lương huyết chỉ huyết.

-         Thể tỳ vị hư hàn: triệu chứng thường không rầm rộ mà chủ yếu đau lâm râm vùng thượng vị, đầy bụng, có thể nôn ra nước trong, gặp lạnh đau tăng, nhiều trường hợp dạ dày thường thiểu toan v.v… phải ôn trung kiện tỳ.

Nói sơ qua như vậy ta cũng đủ thấy rằng chữa bệnh đau dạ dày không dễ, nó chỉ dễ ở giai đoạn đầu của bệnh. Nên có nhiều thầy thuốc đông y – người là bác sĩ, người là lương y nói với tôi rằng : “đã mấy chục năm hành nghề mà còn chưa chữa khỏi được bệnh đau dạ dày, nay thấy anh khẳng định chữa được bệnh này liệu có nói quá không ? ”. Thế đấy thầy thuốc còn như vậy huống chi là bệnh nhân.

Chữa bệnh cũng giống như “ nhổ cỏ phải nhổ tận gốc”. Dụng dược như dụng binh, người lính cần phải có vũ khí phù hợp như thấy xe tăng lại không có súng chống tăng mà chỉ có AK, lựu đạn thì chống sao nổi.v.v…. Người thầy thuốc khám được bệnh mà không có thuốc đặc hiệu thì cũng chỉ an ủi được bệnh nhân mà thôi. Đơn cử như tôi đã chữa cho một võ sư có cả võ đường và phòng khám đông y nhưng bị loét dạ dày đã tự điều trị bằng thuốc và dùng khí công y đạo hỗ trợ cũng không khỏi dứt được mà chỉ dừng ở loét nông và không tiến triển thêm thôi. Chỉ đến khi uống hết một đợt thuốc của tôi mới khỏi.

Tại sao uống thuốc 1 lần đã đỡ và 1 tuần đã như là khỏi?

Đối với một số người mới đau thì mới chỉ có tổn thương bề mặt hoặc tổn thương chức năng nhẹ (đông y gọi là bệnh ở phần khí) hay ở những loại thuốc có tác dụng lý khí hòa vị hay hành khí giải uất thì chỉ cần uống 1 lần đã có tác dụng, 1 tuần đã như là khỏi không thấy đau hay đầy nữa nhưng thực chất chưa khỏi được. Một số bệnh nhân của tôi trước đây uống như vậy tưởng là khỏi nên không uống nữa, có người khỏi thật nhưng phần lớn là chưa khỏi nên giờ tôi yêu cầu uống đủ liều cho khỏi dứt điểm.

Đối với những người đã bị đau lâu ngày thì các tổ chức viêm đã xâm lấn sâu vào lớp cơ niêm, nhất là theo các ống tuyến vị đồng thời còn bị nhiễm khuẩn HP và rối loạn các chức năng của dạ dày tiêu hóa chưa kể các trường hợp còn không đáp ứng với thuốc, nhờn thuốc .v.v… thì việc điều trị không dễ dàng không thể uống một vài thang thuốc mà khỏi. Thuốc cũng phải đặc hiệu vừa kháng viêm vừa hồi phục chức năng mới khỏi được.

Thực chất tôi chỉ giỏi khám bệnh lý thôi, còn bài thuốc là được kế thừa và vận dụng sao cho chính xác với từng bệnh nhân. Bài thuốc: Bình vị chỉ viêm tán này vừa kháng viêm chống loét vừa hồi phục và cân bằng chức năng cho người bệnh nên mới khỏi được tận gốc của bệnh là thế. Hiệu quả điều trị của bài thuốc đã được nhận Bảng vàng vinh danh  phát sóng trực tiếp trên Đài truyền hình Hà nội 1 lúc 9 giờ sáng ngày 08 tháng 11 năm 2015. Bài thuốc cũng chia ra các nguyên nhân khác nhau và phối hợp thuốc để điều trị cũng khác nhau, chỉ có điều là thuốc đã tinh chế cô đặc nên số lượng ít mà tác dụng mạnh.

Người ta vẫn thường mách nhau dùng nghệ đen và nghệ vàng để chữa đau dạ dày thì sao?

-         Đối với nghệ đen (Nga truật): theo đông y Nga truật tính ôn, vị cay đắng, quy kinh can tỳ. Tác dụng phá huyết ứ, hành khí chỉ thống (giảm đau). Chữa những chứng kinh bế bụng đau, trưng hà tích tụ, bụng đau đầy. Theo sách Bản thảo kinh thì: “Nga truật hành khí phá huyết tán kết, nếu phụ nhân, trẻ em khí huyết hư, tỳ vị vốn hư nhược không có tích trệ mà uống thì hại chân khí mà ăn càng không tiêu, tỳ vị càng hư. Nếu có khí huyết ngưng kết, ăn uống tích trệ nên cùng dùng với thuốc kiện tỳ khai vị bổ ích nguyên khí thì không tổn hại”. Như vậy Nghệ đen chỉ dùng trong trường hợp thực chứng bụng đầy, huyết ứ (lưỡi có vết tím) không nên dùng trong các trường hợp mạn tính, tỳ vị hư hàn, cơ thể hư nhược và phụ nữ có thai, đang cho con bú 

-         Đối với nghệ vàng (Khương hoàng): theo đông y Khương hoàng tính ôn, vị cay đắng, quy kinh can tỳ. Tác dụng phá huyết hành khí, thông kinh chỉ thống. Chủ trị chứng sườn đau, kinh bế, bụng đau, phong thấp, sang ung. Theo sách  Bản thảo cầu chân thì: “Khương hoàng công dụng rất giống Uất kim, Tam lăng, Nga truật, Diên hồ sách, nhưng Uất kim quy kinh tâm, chuyên tả huyết của tâm bào, Nga truật vào can trị huyết trong khí, Tam lăng nhập can trị khí trong huyết, Diên hồ sách nhập hai kinh tâm và can hành khí ở phần huyết, trong phần khí hành huyết, như vậy nhập tỳ, trị được huyết trong khí mà cũng trị được khí trong huyết”. Như vậy nghệ vàng có thể dùng kết hợp trong điều trị viêm loét dạ dày, nhưng nếu dùng đơn độc thì tác dụng không cao. Khương hoàng tính ôn nên không dùng cho người thực nhiệt (máu nóng, nóng trong) và phụ nữ có thai.

Các bạn nên cân nhắc trước khi tự sưu tầm các bài thuốc để tự điều trị vì có thể làm bệnh dai dẳng và khó chữa hơn với lại tự chữa có khi còn tốn kém hơn nhiều, chỉ có điều nếu tự mình làm được sẽ đem lại niềm vui phấn khích cho riêng mình, kể cũng hay.

Tôi không kê bài thuốc vì cũng chỉ là có tác dụng mà thôi, còn bài đặc trị thì không thể kê được vì :

-         Đây là cả quá trình thu hái, bào chế phức tạp không phải ai cũng làm được.

-       Thuốc gia truyền phải tuân thủ theo một số tôn chỉ đặc biệt nên ngay trong gia đình không phải ai cũng được truyền và được truyền chưa hẳn đã phát huy được. Ai đó nói rằng nay không dấu bí quyết là vì người ta chẳng có bí quyết gì, người ta chỉ chia sẻ kinh nghiệm thôi chứ bài thuốc bí truyền mà chia sẻ (nếu có) thì có khi lợi bất cập hại vì thuốc là con dao 2 lưỡi mà.

Trao đổi với các bạn một chút cho vui vậy thôi chứ tôi có lời khuyên các bạn rằng nếu chẳng may bị đau dạ dày thì nên đi khám và điều trị (đông y hay tây y là tùy) thường là người ta hay chọn nơi gần, thuận tiện và cũng phải có uy tín.

Bạn nào lựa chọn Khương Phúc để điều trị thì đó là niềm vui cho tôi vì đã có cơ hội chữa trị và đem lại sức khỏe cho thêm một người.

 

                                       

                            "Sức khỏe là tài sản vô giá "

                                        Chúc các bạn sức khỏe và hạnh phúc !                                                  

                                                         Lương y : Vũ Ngọc Khương.

Bài viết liên quan

0903 288 009

phone