Bệnh trào ngược dạ dày thực quản - viêm thực quản trào ngược

648 lượt xem

Triệu chứng:

Ợ chua, ợ nóng, nuốt khó, nuốt đau, đau ngực, tức ngực, có khi viêm họng – ho, là dấu hiệu cơ bản của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Theo Tây y thì cơ co thắt thực quản dưới là hàng rào sinh lý quan trọng ngăn cản dòng trào ngược của các chất chứa trong dạ dày ngược lên thực quản. Bất thường về áp lực của cơ co thắt thực quản dưới có thể đưa lên trào ngược “bệnh lý” biểu hiện bởi viêm thực quản, loét và ợ nóng. Tùy theo mức độ bệnh mà gọi: viêm dạ dày trào ngược  khi chỉ có tổn thương ở dạ dày kèm theo triệu chứng trào ngược điển hình mà chưa có tổn thương ở thực quản. Hoặc viêm / loét thực quản trào ngược khi đã có viêm / loét thực quản (1/3 thực quản) và có thể viêm họng – ho do dịch vị tấn công niêm mạc họng hoặc hút vào phổi.

-  Ợ nóng, có khi có cảm giác cay: Là triệu chứng điển hình, đó là cảm giác gây ra do hơi nóng và các thành phần của dịch dạ dày trào ngược lên thực quản, được tạo ra bởi acid nồng độ cao ở người tăng tiết dịch vị quá mức. Do vậy, bệnh nhân thấy nóng rát từ vùng thượng vị, lan ngược lên phía sau xương ức có khi lên tận cổ họng. Ợ nóng thường tăng lên sau khi ăn, khi nằm xuống hoặc các động tác làm tăng áp lực dạ dày. Ợ nóng nhiều chưa hẳn đã có tổn thương viêm hay loét thực quản.

-  Ợ chua: Là triệu chứng hay gặp do acid của dịch dạ dày nồng độ không quá cao trào lên thực quản và vùng hầu họng.

-  Nuốt khó, nuốt đau: là triệu chứng xuất hiện ở một số bệnh nhân trào ngược, đó là cảm giác vướng lại (và/ hoặc đau) khi thức ăn hay nước uống dừng lại phía sau xương ức (dọc theo thực quản) ngay sau khi nuốt, có thể do viêm hoặc co thắt thực quản do kích thích hay hẹp thực quản. Nuốt khó, hay nghẹn là triệu chứng  của tổn thương niêm mạc thực quản cũng cần cảnh giác với ung thư thực quản.

-  Cảm giác đau ngực, tức ngực : Khi bị đau tức vùng lồng ngực (sau xương ức) không lan sang bên, có thể bệnh nhân sẽ nghĩ đó là biểu hiện của bệnh tim. Nhưng đây chính là một trong những triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh trào ngược dạ dày. Cơn đau này thường kéo dài, lúc âm ỉ lúc lại đau dữ dội, đau sau khi ăn hoặc ban đêm thường kèm theo nóng, nguyên nhân do nồng độ acid cao trong dạ dày trào ngược lên thực quản gây tổn thương 1/3 thực quản và không thể bỏ qua yếu tố của kích thích thần kinh phế vị.

-   Ho, đau họng : Là do  trào ngược acid dạ dày lên tới thực quản, họng  làm tổn thương niêm mạc họng và/ hoặc bị hút dịch vào khí quản – phổi gây đau họng, ho mà chữa viêm họng không khỏi dứt.

-   Cảm giác đắng miệng : Trường hợp trào ngược ợ lên có vị đắng là do trào ngược dịch mật từ tá tràng lên rồi lại có trào ngược dạ dày thực quản mà có vị đắng của dịch mật. Hoặc do vị nhiệt nhiều bởi theo đông y  cảm giác trong miệng chỉ ra rằng: " đắng nhiệt, mặn hàn, nhạt hư".

 -  Buồn nôn: Là triệu chứng của nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên một số bệnh nhân trào ngược cũng có triệu chứng buồn nôn. Hoặc do áp lực cao trong dạ dày, hoặc do kích thich dịch vị lên vùng hầu họng.

-  Ở một số trường hợp ứa nhiều nước bọt cũng là một yếu tố của trào ngược dạ dày.

Nguyên nhân và chẩn đoán:

 Tây y thường dựa vào triệu chứng hỏi được từ bệnh nhân khi thăm khám. Bởi có tới 40 – 50% bệnh nhân bị trào ngược mà không có hình ảnh tổn thương khi nội soi. Nhiều trường hợp có triệu chứng lồng ghép của bệnh trào ngược dạ dày - thực quản và loét dạ dày - tá tràng , rối loạn tiêu hóa không do loét và hội chứng ruột kích thích. Khoảng 2/3 bệnh nhân cũng có triệu chứng ăn không tiêu (đau hoặc khó chịu vùng thượng vị) và khoảng 40 % bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích cũng có triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.

Quan điểm của tây y còn cho rằng trào ngược dạ dày - thực quản là một rối loạn mãn tính. Nên người ta hướng bệnh nhân đến biện pháp sửa đổi lối sống của họ và những thói quen mà theo đó có thể thúc đẩy trào ngược dạ dày - thực quản và khuyến khích họ chọn thói quen mới để mang lại kết quả có lợi lâu dài.

Qua thực tế lâm sàng thì phần lớn người bị trào ngược dạ dày thực quản là có thừa acid dịch vị, nó gây nên một kích thích đến tâm vị tác động lên cơ co thắt tâm vị làm dễ mở van tâm vị gây ợ hơi, ợ chua, đồng thời dư acid dạ dày làm mất cân bằng men tiêu hóa dẫn đến đầy hơi và nóng vùng thượng vị. Do vậy nếu thức ăn còn lưu lại do chậm tiêu thường ợ chua đôi khi ợ lên cả thức ăn chưa tiêu hóa, hoặc ợ nóng, hoặc buồn nôn.

Đôi khi có trường hợp không dư acid nhưng vẫn trào ngược có thể do hẹp môn vị, rối loạn nhu động dạ dày – ruột, suy giảm chức năng tiêu hóa làm trào ngược dịch vị, nước trong mà nhạt.

Qua nghiên cứu người ta thấy rằng nhiễm Helicobacter pylori không làm tăng nguy cơ viêm thực quản do trào ngược. Tương tự , nhiễm H. pylori ở hầu hết bệnh nhân cũng không làm giảm nguy cơ bị trào ngược và viêm thực quản. Tỉ lệ nhiễm H. pylori ở bệnh nhân trào ngược cũng tương đương tỉ lệ nhiễm của cộng đồng nói chung. Những nghiên cứu theo nhóm chứng không cho thấy sự khác biệt về tỉ lệ nhiễm H. pylori ở bệnh nhân viêm và không viêm thực quản. Tỉ lệ viêm thực quản cao hơn ở cộng đồng có tỉ lệ nhiễm H. pylori thấp chỉ nói lên sự khác biệt về mặt dịch tễ chứ không phải là mối tương quan nguyên nhân và hậu quả do nhiễm khuẩn.

Độ nặng của triệu chứng không phải là dấu hiệu tin cậy để nói lên độ nặng của viêm thực quản. Tuy nhiên, triệu chứng khó nuốt, nuốt đau, khó thở về đêm, nôn ra máu  hay sụt cân là dấu hiệu cảnh báo cho ta nghĩ đến khả năng bệnh nặng, có biến chứng hay bệnh lý khác.

Căn cứ vào hình ảnh tổn thương tại niêm mạc thực quản mà người ta chia ra làm 4 mức độ tổn thương từ nhẹ đến nặng.

Theo hệ thống phân loại viêm thực quản qua nội soi của LOS ANGELES:

Độ

              Tiêu chí đánh giá

A

Có một (hay hơn) vết sướt niêm mạc nhưng dưới 5 mm, và không vượt quá hai đỉnh của nếp gấp niêm mạc

B

Có một (hay hơn) vết sướt niêm mạc vượt quá 5 mm, và không vượt quá hai đỉnh của nếp gấp niêm mạc

C

Có một (hay hơn) vết sướt niêm mạc qua hai hoặc hơn đỉnh nếp gấp niêm mạc , nhưng không vượt quá 75% chu vi thực quản.

D

Có một (hay hơn) vết sướt niêm mạc vượt quá 75% chu vi thực quản.

 

 Các biến chứng của viêm thực quản trào ngược bao gồm :

 -  Co thắt thực quản, hẹp thực quản (gây nghẹn, sặc, nuốt khó)

-  Thực quản Barrett:

Hệ quả của trào ngược dạ dày - thực quản là sự chuyển đổi từ biểu mô lát tầng của thực quản đoạn cuối sang  biểu mô trụ có chuyển sản ruột kèm theo , xảy ra ở khoảng 10% bệnh nhân có bệnh lý trào ngược dạ dày - thực quản phát hiện được qua nội soi. Nếu chỉ có tế bào của biểu mô dạ dày hay hiếm hơn là của tụy thì không có nguy cơ ung thư cao. Tuy nhiên nếu có chuyển sản ruột thì nguy cơ ung thư thực quản cao. Phần lớn bệnh nhân bị thực quản Barrett thường không được chẩn đoán và không nhận thức được tình trạng bệnh. Một khi thực quản Barrett đã phát triển thì không có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy việc kiểm soát acid bằng thuốc hay phẫu thuật sẽ ngăn chặn được hiện tượng loạn sản . Đây có thể là dấu hiệu tổn thương tiền ung thư. Tuy vậy loạn sản tế bào cũng có thể lành tính hoặc chuyển thành ung thư thực quản.

Cần theo dõi sau chẩn đoán ở bệnh nhân có loạn sản nặng hay ung thư giai đoạn sớm để can thiệp thích hợp làm tăng thời gian sống còn cho bệnh nhân . Nội soi được thực hiện 2 năm / 1 lần kèm theo sinh thiết 4 góc của thực quản cách nhau 2cm dọc theo chiều dài của niêm mạc Barrett. Tuy nhiên vì tần xuất chuyển thành ung thư mỗi năm chỉ # 0,5% nên chỉ cần theo dõi qua nội soi mỗi 4 năm. Hiện chưa xác định được việc sàng lọc bệnh có thể giảm tử vong cho nên việc sàng lọc chỉ nên cân nhắc cho những bệnh nhân đủ khỏe cho cuộc mổ cắt thực quản nếu cần. Sàng lọc cho bệnh nhân có sang thương Barrett ngắn hơn 3 cm còn đang bàn cải vì nguy cơ ung thư thấp.

-  Hút dịch vào phổi: (gây viêm phổi, viêm họng – ho) và chảy máu. Thoát vị hoành thường có thể được nhìn thấy qua phim chụp X quang ở những bệnh nhân có viêm thực quản trào ngược , tuy vậy, khả năng của co thắt, chứ không phải sự có mặt của thoát vị , quyết định acid có vào trong thực quản hay không.

 Các rối loạn chuyển động của thực quản:

 Có thể gây nên đau ngực không do tim hoặc nuốt khó gián đoạn đối với cả chất lỏng và chất đặc. Nếu nuốt barit hoặc nội soi phần trên không phát hiện được thì có thể cần thực hiện các nghiên cứu đo áp suất thực quản để chứng minh các rối loạn co giật và lặp lại các triệu chứng. Việc điều trị tốt nhất không được định rõ, tuy nhiều loại thuốc đã được dùng, bao gồm nitrate tác dụng kéo dài và các thuốc chẹn kênh calci và tác nhân hoạt hóa tâm thần như trazodone 50 mg ngày uống 3 lần(Gastroenterology 92: 1027, 1987).

Điều trị:

Điều trị nội khoa:

 Hướng chủ yếu vào việc làm giảm số lượng và độ acid của các chất chứa trong dạ dày có khả năng bị trào ngược và với một phạm vi nhỏ hơn vào việc nâng cao bằng dược lý áp lực của cơ co thắt thực quản dưới (Gastro. Clin. North. Am.18.293.1989).

Xem điều trị tây y tại: bệnh loét thực quản – dạ dày tá tràng và điều trị bằng YHHĐ.

Điều trị không dùng thuốc:

Thường cải thiện đáng kể các triệu chứng ở những bệnh nhân có trào ngược.

. Kê cao đầu giường: việc dẫn lưu thực quản tăng lên bằng cách đặt các cục kê 4 – 6 inch dưới đầu giường (nằm trên mặt phẳng nghiêng). Vì nâng cao đầu bệnh nhân bằng gối làm tăng áp lực trong bụng và có thể làm tăng trào ngược.

. Chế độ ăn uống: nên can ngăn việc ăn hoặc uống trước khi đi ngủ. Cần kiêng rượu, bạc hà, sochola và cà phê vì chúng hạ thấp áp lực của co thắt thực quản dưới. Bệnh nhân béo làm giảm các dấu hiệu trào ngược bằng cách giảm trọng lượng.

. Không hút thuốc: Làm tăng sự trào ngược và tăng nguy cơ bị ung thư thực quản và các ung thư khác . Ngưng hút thuốc lá là một phần của chăm sóc sức khỏe toàn diện.

Phẫu thuật:

Cần được xem xét ở những bệnh nhân bị hút dịch, chảy máu, mà không được sẵn sàng xử trí bằng nong qua miệng hoặc viêm thực quản khó chữa mặc dù đã được điều trị nội khoa tấn công. Trước khi được đề nghị làm phẫu thuật cần phải chứng minh có bệnh viêm thực quản rõ rệt bằng nội soi và sinh thiết và nhu động thích hợp phải được xác nhận bằng đo áp suất.

Phẫu thuật trào ngược bao gồm một số kiểu khâu xếp nếp kèm hay không kèm việc sửa chữa thoát vị khe. Phẫu thuật có thể thực hiện theo kỹ thuật mổ hở hay mổ nội soi.

Chỉ định:

Không đáp ứng với điều trị nội khoa dù đã uống đủ liều.

Thuốc có tác dụng phụ hoặc bệnh nhân không hợp tác.

Mong muốn khỏi phải uống thuốc dài hạn.

Nguy cơ và lợi ích:

Kỹ thuật khâu phình vị qua mổ nội soi đã được ứng dụng , có ưu điểm là giảm đau hậu phẫu, thời gian nằm viện ngắn và trở lại làm việc nhanh hơn mổ hở. Tỉ lệ tử vong là 0,2% và tỉ lệ thương tật thấp hơn mổ hở. Kết quả mổ phụ thuộc vào tay nghề của phẫu thuật viên , kể cả việc kiểm soát triệu chứng và tỉ lệ di chứng sau mổ.

Các di chứng có thể có sau mổ như ăn không tiêu tăng lên , nuốt khó với thức ăn đặc như thịt và bánh mì và ăn mau no.

Thông thường, 88 - 93% bệnh nhân đáp ứng với phẫu thuật trong một thời gian dài (10 năm) và họ thấy triệu chứng giảm hẳn, tinh thần khỏe hơn nhất là bệnh nhân đã từng điều trị nội lâu dài mà không khỏi bệnh. Tuy nhiên một số bệnh nhân vẫn cần uống thuốc kháng tiết acid theo từng giai đoạn.

BÌNH VỊ CHỈ VIÊM TÁN chữa khỏi hoàn toàn bệnh  trào ngược dạ dày thực quản - viêm thực quản trào ngược.

Xem : thuốc chữa đau dạ dày.

Xem : Thuốc nam đặc trị chữa khỏi bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Xem kết quả điều trị  tại: mục những bệnh nhân tiêu biểu


                                                                                       Tài liệu  y học

                                                                             Lương y : Vũ  Ngọc Khương

Bài viết liên quan

0903 288 009

phone